Cách giảm tiền điện cho nhà đông người

Cách giảm tiền điện, mong điện lực giảm giá luôn là những  từ đề tài nóng bỏng trong mùa nóng hoặc mùa lên giá của điện lực.

Với bài viết này, cách làm không mới , nhưng cũ người mới ta. Chủ yếu là mình muốn giúp những gia đình đông người dựa vào chính sách và pháp luật để có thể tiết kiệm điện, vì thật vô lý khi :

  • Một gia đình tam đại đồng đường cũng phải chịu tiền điện bậc thang như một gia đình trẻ 2 vợ chồng với một đưa con.

Nếu gia đình dư  về tài chính chúng ta có thể giúp đỡ điện lực bằng cách : Đổi cách thiết bị dùng điện trong nhà chuyển sang sài thiết bị có inverter, sử dụng  đèn LED chiếu sáng và tắt thiết bị khi không cần thiết.

Nếu ít dư  hơn chúng  ta có thể dùng cách sau cho gia đình đông người , Điện lực quy định 1 hộ khẩu thì được tính 1 định mức điện, Vậy  để giảm tiền điện theo chính sách thì chúng nên tách hộ khẩu ghép  như sau :

  • Bước 1 : Tách hộ khẩu tại 1 địa chỉ ra thành nhiều hộ khẩu tương ứng với tình hình gia đình, theo luật quy định chỉ cần đủ tuổi và chủ hộ khẩu đồng ý là được tách . Nên nếu có thể thì nhà càng đông người thì nên tách nhiều sổ hộ khẩu nhé.
  • Bước 2 : Đăng ký với điện lực , Nếu có yêu cầu lắp đồng hồ riêng thì yêu cầu, điện lực sẽ xuống kiểm tra nhé.

Xem bản bên dưới ta thấy nếu nhà tam đại đồng đường : Ông bà , Cha mẹ, Cô chú , và Vợ Chồng các cháu sẽ tách được 4 hộ . Tiền điện giảm ngay 20%.

200414 Tach khau tiet kiem 500 k thang (file excel tạm tính giá điện)

Chỉ 02 bước như vậy, nhưng xem ra thủ tục Hành là Chánh cũng không ít khó khăn, sau đây xin trích dẫn một số bài viết từ các trang báo uy tín , chúc mọi người thành công.

Bước 1 : tách khẩu khi đang ở cùng cha mẹ và chưa có nhà, các bạn có thể tham khảo và trình cho cơ quan CA xem  :

Muốn tách hộ khẩu dù đang sống chung với bố mẹ

Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Theo Điều 25 Luật Cư trú, sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình; mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú; những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu; nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.

Trường hợp của anh, anh đã lấy vợ được hai năm và vẫn sống chung với bố mẹ thì có thể được coi là nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp (hộ gia đình của vợ chồng anh và hộ gia đình của bố mẹ anh). Theo quy định nêu, mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.

Theo điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú, điều kiện để tách sổ hộ khẩu khi có cùng một chỗ ở hợp pháp là chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu.

Theo khoản 2 Điều này, khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Theo khoản 3 Điều 27 Luật Cư trú, trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo khoản 5 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA, khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp. Do đó, yêu cầu của công an có thẩm quyền về việc có “sổ đỏ” đất hoặc nhà của bản thân hoặc hợp đồng tặng cho của bố mẹ là không có cơ sở.

Theo đó, anh được quyền khiếu nại và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tách sổ hộ khẩu theo đúng quy định của Luật cư trú.

Luật sư Kiều Anh Vũ
Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn

Nguồn Vnexpress.net

 

Bước 2 : Yêu cầu Điện Lực cấp định mức mới :

Cũng theo EVN, trong quá trình thực hiện chính sách giá điện cho các hộ gia đình sử dụng chung công tơ, trong các năm qua, tập đoàn này đã thực hiện cung cấp dịch vụ “Thay đổi định mức sử dụng điện” được công khai đến tất cả các khách hàng sử dụng điện, cụ thể với nhu cầu thay đổi định mức này khách hàng chỉ cần gửi yêu cầu dịch vụ và cung cấp cho bên điện lực bản sao của một trong các loại giấy tờ: Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú hoặc Xác nhận công an quản lý địa bàn cho các hộ gia đình dùng chung tại địa điểm sử dụng điện.

“Với yêu cầu này, phía Điện lực sẽ thực hiện việc kiểm tra xác minh các thông tin do khách hàng cung cấp và tiến hành ký xác nhận thay đổi trong vòng 3 ngày làm việc”, EVN giải thích.

Theo đại diện EVN, nếu chiếu theo Điều 2, Thông tư 19/2014/TT-BCT ngày 18/6/2014 của Bộ Công Thương ban hành mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt quy định thì tại một địa điểm đăng ký mua điện, khách hàng là một hộ gia đình mua điện sinh hoạt được ký 1 hợp đồng mua bán điện mục đích sinh hoạt” do đó EVN khuyến nghị các hộ gia đình có chung 1 địa điểm sử dụng điện sẽ ký 1 hợp đồng mua bán điện và lắp đặt sử dụng chung 1 công tơ với định mức các bậc thang tương ứng với số hộ dùng chung để tránh lãng phí cho cả Điện lực và Khách hàng do phải lắp đặt thêm công tơ điện.

“Đối với đề nghị của khách hàng cần phải lắp thêm công tơ thì EVN khuyến nghị hệ thống điện sử dụng của hộ gia đình mới cần độc lập với hệ thống điện với hộ gia đình cũ nhằm đảm bảo việc cung cấp điện an toàn, ổn định và thực hiện theo đúng Hợp đồng mua bán điện, trong trường hợp này EVN sẽ triển khai cung cấp dịch vụ cho khách hàng mới như với một khách hàng được cung cấp dịch vụ cấp điện mới”, EVN cho hay.

 

Nguồn : Vietnamnet & Vneconomy

Hướng dẫn thủ tục xin tách công tơ điện khi tách hộ khẩu
Khi các hộ gia đình sinh sống cùng một địa điểm tách khẩu thường tiến hành tách công tơ điện. Bởi việc xin tách công tơ điện sẽ giúp hộ gia đình được hưởng thêm định mức sinh hoạt bậc thang.

Theo quy định tại Thông tư 19/2014/TT-BCT, tại một địa điểm đăng ký mua điện Bên mua điện là một hộ gia đình sử dụng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để đăng ký mua điện chỉ được ký 01 Hợp đồng.

Như vậy, có thể dễ dàng hiểu là tại một địa điểm đăng ký mua điện mà Bên mua điện là 2 hộ gia đình, sử dụng 2 hộ khẩu hoặc 2 sổ tạm trú có thể được ký 02 Hợp đồng mua bán điện với Bên bán điện.

Việc tách công tơ điện thực chất là ký thêm một Hợp đồng mua bán điện với Bên bán điện để được hưởng thêm 01 định mức sinh hoạt bậc thang. Các giấy tờ cần chuẩn bị để ký Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt được quy định tại Nghị định 137/2013/NĐ-CP, gồm:

– Giấy đề nghị mua điện;

– Bản sao của một trong các giấy tờ sau: Hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú đã tách mới; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà.

Ngoài ra, theo hướng dẫn của EVN, cần thêm bản xác nhận đã thanh toán hết nợ tiền điện của chủ Hợp đồng mua bán điện đang dùng chung hoặc bản cam kết của khách hàng có nhu cầu tách mới về việc đã hoặc sẽ chịu trách nhiệm thanh toán hết nợ tiền điện với chủ Hợp đồng mua bán điện đang dùng chung.

Tuy nhiên, để đảm bảo về mặt kỹ thuật và sử dụng điện an toàn, điện lực phải khảo sát hệ thống điện của khách hàng và quyết định có lắp được thêm công tơ hay không.

Hướng dẫn thủ tục xin tách công tơ điện khi tách hộ khẩu

 

Không cần tách công tơ điện, khách hàng vẫn được mua điện giá rẻ

Thủ tục tách công tơ điện vẫn khá phức tạp, nhất là việc phải đợi bên điện lực khảo sát hệ thống điện. Nếu không đáp ứng được để lắp công tơ mới sẽ không thể lắp thêm công tơ và Bên mua điện sẽ mất công mà không được việc.

Theo Thông tư 16/2014/TT-BCT, mỗi hộ sử dụng điện trong một tháng được áp dụng một định mức sử dụng điện sinh hoạt. Bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ (có hộ khẩu riêng) áp dụng giá bán điện cho các hộ sử dụng theo nguyên tắc định mức chung của bên mua điện bằng định mức của từng bậc nhân với số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ.

Như vậy, các hộ sinh hoạt chung tại một địa điểm (có hộ khẩu riêng) không cần phải lắp đặt nhiều công tơ vẫn được hưởng đầy đủ định mức điện của các bậc thang, tương ứng với số hộ sử dụng chung công tơ. Khách hàng chỉ cần đến điện lực khu vực làm thủ tục đăng ký tăng định mức.

 

Nguồn : vanbanluat.com/